NẤM LINH CHI Ở GÓC ĐỘ SINH HỌC PHÂN TỬ VÀ LÂM SÀNG

Ngày đăng: 10:32 AM, 30/03/2024 - Lượt xem: 104

Linh chi (nấm linh chi), có tên khoa học là Ganoderma lucidum, được sử dụng rất lâu đời nhằm hỗ trợ tăng cường sức khỏe, nâng cao tuổi thọ ở Trung Quốc, Nhật Bản và nhiều nước châu Á khác.

Trong số các loại nấm có thể trồng được, linh chi là loại nấm có tính độc đáo nhất đó là “dược tính” chứ không phải là “giá trị dinh dưỡng”. Nhiều công trình nghiên cứu đã chứng minh tác dụng dược tính của linh chi: hạ đường huyết trong máu, tăng cường hệ thống miễn dịch, bảo vệ chức năng gan, kháng khuẩn, điều trị ung thư và nhiều hơn nữa.

Theo hệ thống phân loại loài, chi Ganoderma có tổng cộng 219 loài, trong đó quan trọng nhất là loài Ganoderma lucidum P. với nhiều hình dạng, màu sắc khác nhau tùy thuộc vào vùng địa lý, “thân chủ” mà nấm ký sinh, khí hậu, thổ nhưỡng, v.v… Trên thế giới, nhiều phương pháp hiện đại được dùng để xác định và định danh loài Ganoderma lucidum P. như tái tổ hợp rDNA, khuếch đại DNA (PCR), khuếch đại độ dài đoạn đa hình (AFLP), v.v… nhằm chứng minh đúng chủng, đúng loài.

Do nhu cầu sử dụng linh chi ngày càng cao, hiện nay, đa số các sản phẩm đều được sản xuất từ nấm trồng. Nếu được trồng và bảo quản tốt (đảm bảo điều kiện nhiệt độ, pH môi trường), linh chi trồng vẫn giữ được dược tính của nó. Các dạng sản phẩm trên thị trường hiện nay như: nhóm sản phẩm thô – chưa qua chiết xuất (nấm khô, bột nấm hoặc bào tử nguyên vẹn); hoặc sản phẩm dịch chiết (hoạt chất đã được chiết xuất và đóng gói thành các dạng dung dịch, cao lỏng, v.v...).

Thành phần nấm linh chi

Linh chi chứa khoảng 90% nước theo trọng lượng; 10% còn lại gồm 10-40% là protein, 2-8% là chất béo, 3-32% là chất xơ, 8-10% còn lại là vitamin, khoáng chất khác,… Các phân tử có hoạt tính sinh học của linh chi như: terpenoid, steroid, polyphenol, nucleotid, polysaccharid và các dẫn xuất của chúng. Các thành phần chống oxy hóa, dinh dưỡng, bảo vệ tế bào, tăng các chu trình chuyển hóa, hạ đường huyết, kháng viêm, chống khối u,…. Protein của linh chi chứa nhiều acid amin thiết yếu và rất cần thiết như lysin, leucin,… Ngoài ra, tổng lượng acid béo không bão hòa (PUFA – đóng vai trò quan trọng trong cấu trúc màng tế bào và chuyển hóa sinh học) chiếm tỷ lệ cao trong thành phần chất béo cũng là giá trị quan trọng của Linh chi.

a. Polysaccharid và peptidoglycan

Polysaccharid và peptidoglycan là các hợp chất cao phân tử được tìm thấy ở tất cả các bộ phận của linh chi (thân, sợi nấm, bào tử) có nhiều tác dụng sinh học: kháng viêm, hạ đường huyết, tăng cường miễn dịch. Một loại polysaccharia khác là Murein đã được chứng minh là có tác dụng kháng virus cũng được chiết xuất từ Linh chi.

Polysaccharid thường được thu bằng cách chiết xuất với nước nóng.

b. Triterpenoid

Các triterpene được chiết xuất từ Linh chi gồm: Lanosterol, Ganoderic, Ganoderiol,…

Các triterpenoid này được chiết xuất bằng các dung môi hữu cơ và được chứng minh có tác dụng hạ lipid máu, chống oxy hóa và được sử dụng như là một “thước đo” giá trị để so sánh các loại linh chi khác nhau.

c. Các thành phần khác

Linh chi chứa nhiều nguyên tố vi lượng và khoáng chất như phospho, silic, lưu huỳnh, kali, calci, magne,.. Đáng chú ý nhất là thành phần Germanium (Ge) được chứng minh có tác dụng kháng khối u, điều trị ung thư, chống oxy hóa,..

Các thành phần khác như protein, carbohydrat, chất xơ đóng góp giá trị dinh dưỡng và là các tác nhân giúp chống oxy hóa, tăng cường hệ thống miễn dịch.

Công dụng điều trị trên lâm sàng

Điều trị ung thư

Sự gia tăng ngày càng nhiều của tỷ lệ người mắc bệnh ung thư đòi hỏi các nhà khoa học phải không ngừng tìm ra các liệu pháp mới để tăng hiệu quả điều trị. Linh chi là một dược liệu quý và có rất rất nhiều công trình nghiên cứu (trên động vật và trên người) chứng minh tác dụng điều trị ung thư của nó.

Tác dụng invitro cho thấy, Linh chi bắt giữ các tế bào khối u ở gia đoạn G0 / G1 của ung thứ vú; ung thư phổi ở giai đoạn G1; ung thư gan ở giai đoạn G1 / G2 và ung thư bàng quang, tuyến tiền liệt và bệnh bạch cầu ở giai đoạn G2. Linh chi giúp làm tăng quá trình apoptosis của tế bào ung thư (tự chết).

Trên người, điều trị ung thư thông qua nhiều yếu tố, trong đó có việc tăng cường hệ thống miễn dich. Một nghiên cứu với 134 bệnh nhân bị ung thư tiên tiến được điều trị bổ dung với viên nang chứa Linh chi với liều 1800 mg/ ngày trong 12 tuần. Kết quả, xét nghiệm cho thấy chỉ số miễn dịch tế bàotrên 80%số bệnh nhân này tăng đáng kể, đó là interleukin IL-2, IL-6, và γ-interferon (IFN-γ).

Tăng cường miễn dịch

Nhiều thành phần trong Linh chi giúp tăng cường hệ thống miễn dịch thông qua việc kích hoạt sự biểu hiện gen IL-1β, IL-6, IL-10 và yếu tố hoại tử khối u (TNF) -α. Ngoài ra, các thành phần này còn kích hoạt các đại thực bào và tế bào lympho T.

Kháng khuẩn, virus

Việc sử dụng các thuốc kháng sinh không đúng cách và liều lượng đã làm gia tăng tình trạng đề kháng và tăng tác dụng phụ. Linh chi là một trong những dược liệu được nghiên cứu cho tác dụng kháng khuẩn nhằm thay thế các kháng sinh đang có nguy cơ bị đề kháng cao. Nghiên cứu cho thấy các hợp chất cao phân tử PBPs trong Linh chi có khả năng ức chế virus Herpes simplex type 1, type 2 và virus gây viêm miệng mụn nước (VSV).

Một số nghiên cứu cho thấy acid Ganoderic trong Linh chi có tác dụng ức chế sự sao chép của virus viêm gan B (HBV) trong 8 ngày. Một nghiên cứu khác cho thấy việc dùng với liều 36-73 gam nấm khô mỗi ngày giúp giảm các triệu chứng đau và tổn thương do bệnh zona thần kinh gây ra ở người cao tuổi mà không gây tác dụng phụ nào.

Chống oxy hóa

Việc chống oxy hóa giúp ngăn ngừa ung thư và các bệnh mãn tính khác (bảo vệ tế bào, giảm đột biến gây ung thư, bảo vệ tế bào miễn dịch). Thành phần polysaccharides và triterpenoid trong Linh chi giúp chống oxy hóa rất tốt.

Hạ đường huyết

Ganoderans A và B là hai polysaccharid của Linh chi được chứng minh có tác dụng hạ đường huyết với liều 100mg/ kg giúp giảm đường huyết đến 50% và duy trì đến sau 24 giờ. Tác dụng hạ đường huyết được nghiên cứu do giúp tăng hoạt tính của insulin ở tuyến tụy, làm giảm lượng glycopen ở gan, điều chỉnh hoạt động các enzyme chuyển hóa glucose ở gan.

Bảo vệ gan

Nghiên cứu trên động vật thử nghiệm cho thấy thành phần acid Garnoderenic có tác dụng ức chế β-glucuronidaselàm ổn định các chỉ số aspartate, ALT, AST, LDH,… Có nhiều tác tác nhân làm tổn hại tế bào gan như rượu, chất độc hóa học. Nghiên cứu cho thấy dịch chiết Linh chi có hiệu quả trong việc giảm việc thoái hóa tế bào, chậm quá trình chuyển hóa các trình thúc đẩy làm tăng men gan, đưa các chỉ số sinh hóa trở về bình thường.

Như vậy, sơ lược những nội dung trên cho thấy nhiều giá trị dược tính quý giá của Linh chi. Không chỉ giúp hỗ trợ điều trị bệnh, cái cốt lõi vẫn là giúp phòng ngừa bệnh. Trong các loạt bài tiếp theo, nấm linh chi Trường Sinh sẽ phân tích những giá trị cụ thể của Linh chi.

LINH CHI VÀ UNG THƯ

LINH CHI VÀ UNG THƯ

11:19 AM, 20/08/2024
Ung thư là nguyên nhân gây tử vong đứng thứ hai trên thế giới, đã gây ra hơn 9,6 triệu cái chết vào năm 2018. Cứ 6 người chết thì có 1 người chết do ung thư. 70% số người chế là ở các nước thu nhập thấp và trung bình (báo cáo WHO-2018).
Tại Sao Nấm Linh Chi Có Thể Kháng Viêm? Bí Mật Đằng Sau Sản Phẩm Tự Nhiên Đỉnh Cao Từ Trường Sinh

Tại Sao Nấm Linh Chi Có Thể Kháng Viêm? Bí Mật Đằng Sau Sản Phẩm Tự Nhiên Đỉnh Cao Từ Trường Sinh

08:47 AM, 07/11/2024
Bạn có biết vì sao Nấm Linh Chi có khả năng kháng viêm tuyệt vời? Tìm hiểu bí quyết từ sản phẩm Nấm Linh Chi tự nhiên, chất lượng cao từ Trường Sinh giúp nâng cao sức khỏe!
Người Đang Hóa Trị, Xạ Trị Có Nên Dùng Bào Tử Nấm Linh Chi Không?

Người Đang Hóa Trị, Xạ Trị Có Nên Dùng Bào Tử Nấm Linh Chi Không?

08:15 AM, 05/10/2024
Nấm linh chi từ lâu đã được biết đến với nhiều công dụng tốt cho sức khỏe, đặc biệt là bào tử nấm linh chi - thành phần chứa các hoạt chất quý giá nhất. Tuy nhiên, với những người đang trải qua quá trình hóa trị, xạ trị, câu hỏi đặt ra là liệu bào tử nấm linh chi có phải là lựa chọn tốt hay không?
LINH CHI VÀ HỆ MIỄN DỊCH TRONG CƠ THỂ

LINH CHI VÀ HỆ MIỄN DỊCH TRONG CƠ THỂ

08:55 AM, 17/04/2024
Trong cơ thể con người có một hệ thống chống lại các tác nhân gây bệnh đó là hệ miễn dịch và thường được giải thích dễ hiểu là “sức đề kháng”.