LINH CHI - TÁC DỤNG HẠ ÁP

Ngày đăng: 08:56 AM, 17/04/2024 - Lượt xem: 72

Tăng huyết áp (THA) được biết đến là tình trạng áp suất máu duy trì ở mức cao trong một khoảng thời gian dài, tình trạng này khiến cho tim phải làm việc nhiều hơn .

LINH CHI - TÁC DỤNG HẠ ÁP

ThS BS Huỳnh Thị Lưu Kim Hường

Giảng viên Khoa Y học cổ truyền – ĐH Y Dược TP HCM

Tăng huyết áp (THA) được biết đến là tình trạng áp suất máu duy trì ở mức cao trong một khoảng thời gian dài, tình trạng này khiến cho tim phải làm việc nhiều hơn [7].

Tăng huyết áp là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu thế giới, số người tử vong mỗi năm là 7 triệu người và cao hơn 10 lần số người tử vong vì tai nạn giao thông. [8]

Tỷ lệ người ≥ 18 tuổi bị THA qua đo tại nhà và/hoặc hỏi tiền sử bệnh là 33,8% (36,7% ở nam và 31,9% ở nữ) được công bố vào năm 2017 trong một nghiên cứu cắt ngang tại cộng đồng dân cư quận 10 thành phố Hồ Chí Minh (1153 người tham gia nghiên cứu (trong đó có 61,0% nữ và 65,9% người ≥ 40 tuổi). [9]

Ngoài ra, dữ liệu quốc gia của Bộ Y tế tháng 10/2016 cho thấy tỷ lệ tăng huyết áp là trên 40% đối với những người từ 50 - 69 tuổi. Theo số liệu điều tra gần đây nhất của Viện Tim mạch quốc gia tỷ lệ tăng huyết áp của những người từ 25 tuổi trở lên là khoảng 30%. [9]

Từ những con số trên phần nào cho thấy rằng càng nhiều người bị THA và nguy hiểm hơn là độ tuổi người người bệnh ngày một trẻ hóa. Những người bị THA thường điều trị kéo dài và nếu không điều trị sớm thì sẽ rất dễ dẫn đến những bệnh nặng nề liên quan khác: bệnh mạch vành, tai biến mạch máu não, suy thận… nhưng không phải ai cũng phát hiện được bệnh sớm để điều trị. Như vậy, thay vì để bệnh xảy ra chúng ta sẽ phòng bệnh bằng lối sống lành mạnh: duy trì cân nặng khỏe mạnh, siêng năng vận động, hạn chế đồ uống có cồn, giảm thực phẩm có nhiều muối và tăng cường các loại thực phẩm có nhiều chất bổ: gạo nguyên hạt, bánh mì, ngũ cốc, sữa và các loại rau, trái cây [7].

Theo lý luận YHCT không có bệnh Tăng huyết áp mà chỉ nhận thấy các biểu hiện lâm sàng của bệnh Tăng huyết áp gần giống với các chứng: Huyễn vựng (hoa mắt, chóng mặt), Đầu thống (đau đầu), Tâm quý chính sung (hồi hộp đánh trống ngực). Ngoài ra, khi Tăng huyết áp với trị số quá cao gây biến chứng Tai biến mạch máu não làm yếu liệt nửa người thì tương đồng với chứng Bán thân bất toại, Trúng phong [10].

Như vậy, các nguyên nhân như quá lo sợ hoặc cáu giận làm ảnh hưởng đến chức năng của Can, Thận hoặc khí huyết kém, hư yếu lâu ngày không đủ nuôi dưỡng hoặc bị tắc trệ lại đều có thể gây ra các biểu hiện lâm sàng như trên [10].

Linh chi từ lâu đã được sử dụng để tăng cường sức khỏe và kéo dài tuổi thọ theo kinh nghiệm sử dụng của Trung Quốc, Nhật Bản và các nước Đông nam á. Ở Trung quốc gọi là Lingzhi còn ở Nhật bản có tên gọi là Reishi hoặc mannentake [3].  Linh chi tính bình, ngọt, có tác dụng an thần bổ hư, giảm ho long đờm [1].  Hành khí, hoạt huyết, tư bổ chính khí. Quy kinh Can, Thận. Chủ trị: hư lao (sức đề kháng giảm, tiêu hóa kém, mỡ máu cao, khí huyết hư), khí huyết ứ trệ (bệnh mạch vành, tăng huyết áp, thống phong thấp khớp) [2]. Như vậy, với các tác dụng trên theo Y học cổ truyền nấm Linh chi có thể cải thiện được các triệu chứng lâm sàng của Tăng huyết áp.

Bên cạnh đó, dưới góc nhìn của Y học hiện đại, thành phần hóa học của Linh chi bao gồm các hợp chất thuộc nhóm polysaccharid, triterpen, phenolic, acid amin, lipid, các vitamin B1, B2, B6, sắt, calci, và kẽm… [3].

Theo nhóm nghiên cứu ở Nhật trên 53 bệnh nhân tham gia nghiên cứu, nhận thấy ở những bệnh nhân có THAI sử dụng Linh chi có trị số huyết áp giảm đáng kể so với nhóm người bình thường thì trị số huyết áp thì không biến đổi. [4] Tại Nga, vai trò làm giảm huyết áp của Linh chi cũng được thử nghiệm lâm sàng trên mô hình chuột tăng huyết áp và các nhà lâm sàng nhận thấy tác dụng của nấm còn làm tăng lưu lượng mạch máu não cũng như các chất chuyển hóa thần kinh khi so sánh với tác dụng hạ áp của thuốc losartan – thuốc ức chế thụ thể làm giảm huyết áp. Điều này có thể giải thích vì Linh chi làm tăng hoạt động thần kinh và tăng khả năng tiêu thụ oxy và chuyển sự cân bằng chất dẫn truyền thần kinh kích thích và ức chế sang hướng kích thích [5].

Ngoài ra, ở một nghiên cứu tại Nhật đã xác định được 4 nhóm peptid trong thành phần của nấm Linh chi có khả năng chống lại men chuyển angiotensin – một men làm huyết áp tăng [6].

Nói một cách ngắn gọn, Linh chi là một loại thảo dược đã được ứng dụng từ rất lâu từ các nền y học phương đông, đặc biệt là điều trị các bệnh mạn tính. Tác dụng của Linh chi đã được biết đến là việc làm tăng sức khỏe và kéo dài tuổi thọ và hiện nay qua nhiều nghiên cứu còn cho chúng ta thấy vai trò hạ áp của Linh chi, tăng lưu lượng máu não, tăng chuyển hướng hoạt động thần kinh theo hướng kích thích và quan trọng hơn hết, đó chính là tác dụng ức chế men chuyển từ đó làm giảm huyết áp trên những đối tượng Tăng huyết áp mà không làm thay đổi huyết áp ở những đối tượng bình thường.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

  1.     Thuốc y học cổ truyền và ứng dụng lâm sàng – Trần Quốc Bảo, Trần Quốc Bình, Nxb Y học
  2.     Dược điển việt nam V – tập 2 – bộ y tế - Nxb Y học
  3.     Ganoderma lucidum (Lingzhi or Reishi) - A Medicinal Mushroom - Sissi Wachtel-Galor, John Yuen, John A. Buswell, and Iris F. F. Benzie. PMID: 22593926
  4.     Studies on Ganoderma lucidum. I. Efficacy against Hypertension and Side Effects. PMID: 4093855
  5.     Hypotensive and neurometabolic effects of intragastric Reishi (Ganoderma lucidum) administration in hypertensive ISIAH rat strain. PMID: 29519314
  6.     Hypotensive Effects and Angiotensin-Converting Enzyme Inhibitory Peptides of Reishi (Ganoderma lingzhi) Auto-Digested Extract. https://doi.org/10.3390/molecules190913473
  7.     Định nghĩa huyết áp của NIH – 2014
  8.     Tỷ lệ tăng huyết áp tại VN: Tỷ lệ tăng huyết áp, đái tháo đường qua khảo sát trên mẫu đại diện cộng đồng dân cư tại quận nội thành thành phố Hồ Chí Minh – Tạp chí y học dự phòng – tập 27, số 8, 2017;
  9.     Việt Nam hiện có gần 21 triệu người mắc tăng huyết áp: dữ liệu quốc gia của Bộ Y tế tháng 10/2016
  10. Bệnh học và điều trị nội khoa – Nguyễn Thị Bay – Nxb Y học – 2006

 

 

Nấm Linh Chi Kết Hợp Hoa Cúc Và Táo Đỏ Có Tác Dụng Gì?

Nấm Linh Chi Kết Hợp Hoa Cúc Và Táo Đỏ Có Tác Dụng Gì?

09:53 AM, 09/10/2024
Trong y học cổ truyền, nấm linh chi, hoa cúc và táo đỏ đều được coi là những thảo dược quý giá có tác dụng bồi bổ sức khỏe. Bài viết này sẽ giúp bạn tìm hiểu sâu hơn về tác dụng của nấm linh chi kết hợp với hoa cúc và táo đỏ, cũng như cách sử dụng chúng hiệu quả.
NẤM LINH CHI CHỮA BỆNH GAN BẰNG CÁCH NÀO?

NẤM LINH CHI CHỮA BỆNH GAN BẰNG CÁCH NÀO?

10:26 AM, 30/03/2024
Một trong những tác dụng đáng chú ý nhất của nấm Linh chi là bảo vệ và hỗ trợ điều trị các bệnh về gan. Vậy nấm Linh chi chữa bệnh gan bằng cách nào? Sau đây là những cơ chế giúp nấm Linh chi chữa được các bệnh của gan.
Người Xạ Trị Có Nên Sử Dụng Nấm Linh Chi?

Người Xạ Trị Có Nên Sử Dụng Nấm Linh Chi?

08:39 AM, 11/10/2024
Xạ trị là một trong những phương pháp phổ biến trong điều trị ung thư, giúp tiêu diệt tế bào ung thư hoặc ngăn chúng phát triển. Tuy nhiên, quá trình này cũng mang lại nhiều tác dụng phụ không mong muốn. Vậy người xạ trị có nên sử dụng nấm linh chi?
Người bị tiểu đường nên dùng nấm linh chi hay bào tử nấm linh chi sẽ tốt hơn?

Người bị tiểu đường nên dùng nấm linh chi hay bào tử nấm linh chi sẽ tốt hơn?

14:04 PM, 02/10/2024
Bệnh tiểu đường là một trong những bệnh lý phổ biến nhất hiện nay, gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng nếu không được quản lý và điều trị kịp thời. Nấm Linh Chi và Bào Tử cũng là một trong những biện pháp được quan tâm Tuy nhiên, liệu người bị tiểu đường nên sử dụng nấm linh chi hay bào tử?
Zalo Chat
Gọi ngay: 0961474145